0210.386.2345 - 0962.928.938 Đường Hoàng Quốc Việt cạnh ngã tư Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ mndatviet.pgdviettri@gmail.com


GÓC PHỤ HUYNH

TRẺ MẪU GIÁO CHUYỂN LỚP CẦN ĐIỀU GÌ NHẤT - BỐ MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?
05 Tháng Ba 2020 :: 8:05 SA :: 2438 Views :: 0 Comments

smiley Cứ nghĩ rằng khi bé từ mẫu giáo vào lớp 1 mới là một chuyện lớn cần bàn. Nhưng trẻ mẫu giáo khi chỉ cần chuyển từ lớp này lên lớp khác, học cô này chuyển sang cô giáo khác cũng là cả vấn đề làm các bậc cha mẹ và cô giáo đau đầu. Hãy giúp con có giai đoạn chuyển tiếp thật nhẹ nhàng, vui vẻ để con không bị những ảnh hưởng tâm lý! Nói thì có vẻ dễ nhưng cha mẹ và các cô phải làm sao bây giờ? Có thể những gợi ý sau của Vietland School sẽ giúp ích được cho bố mẹ trong giai đoạn này đấy.

yes Với cha mẹ:
1. Đồng cảm với con
Sẽ không thể tránh khỏi sự lạ lẫm, bỡ ngỡ khi con phải làm quen môi trường mới và con sẽ cần bố mẹ ở bên cạnh để chia sẻ cảm xúc lúc đó. Khi thấy con khóc lóc mè nheo mỗi sáng sau khi chuyển lớp, cha mẹ nhớ đừng cố gặp hỏi: Sao con lại không thích đi học? Sao con lại khóc? Hay cô giáo làm gì con? ở lớp bạn nào trêu con?… Điều này chỉ khiến trẻ càng tưởng tượng ra những chuyện xấu sẽ diễn ra ở lớp.

72953932_2686678228023533_955635768162779136_o


Hãy ngồi xuống khi con khóc và thủ thỉ với con rằng: bạn biết con đang rất lo lắng lúc này nhưng con vẫn cần tới lớp và hãy yên tâm rằng bố mẹ sẽ bên con. Chỉ cần trẻ thấy mình được quan tâm đồng cảm, trẻ sẽ tự giải quyết vấn đề của mình tốt hơn.
Tham khảo: 
Cách luyện học nhanh nhớ lâu

Bác Hồ sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu
2. Chuẩn bị tâm lý cho con
Cha mẹ hãy kết hợp cùng cô giáo để chuẩn bị tâm lí trước cho con. Hãy luôn nhắc tới việc được lên lớp lớn hơn như một phần thưởng khi con đã là người lớn. Hào hứng nói với con những cơ hội để được trải nghiệm những điều thú vị mới lạ khi con chuyển lớp.

80057142_2827208683970486_3199890621389078528_o


VD: Bin lớn hơn rồi nên sắp được lên lớp đấy ông bà ạ! Hãy khoe với mọi người như vậy để bé cảm thấy thật tự hào.

3. Tạo cảm giác an toàn cho con
Khi chuyển tới môi trường mới trẻ cần cảm giác an toàn. Có nhiều cách để tạo cảm giác an toàn cho trẻ như: Cha mẹ có thể trao đổi với cô giáo để con được phép mang một đồ chơi, vật dụng yêu thích tới lớp hoặc một lời nhắn nhủ của mẹ trước khi con vào lớp: con đã lớn rồi nên mẹ tin con sẽ làm tốt, cố lên chàng trai của mẹ…

79924899_2827209983970356_3841639656890302464_o


4. Trao đổi với cô giáo mới
Hãy nói với cô về một số thông tin cơ bản về đặc điểm tâm lý, ăn uống, vui chơi… của con. Những thông tin này rất quan trọng giúp cho cô và trẻ nhanh chóng làm quen với nhau.
Cha mẹ hãy trò chuyện cùng cô khi có con ở đó để con thấy rằng cô giáo là một người thân thiện, là người quen có thể tin tưởng được. Điều này giúp con cảm thấy tin tưởng hơn, tạo cảm giác an toàn cho trẻ. 
Xem thêm:
Cách trang trí lều trại đẹp nhất
Đ
ề thi đầu vào tiếng anh vinschool
 
5. Kiên quyết và dứt khoát
Khi cha mẹ đưa con tới lớp hãy dứt khoát với trẻ đừng nấn ná khi thấy bé khóc, nếu bé khóc mà cha mẹ quay lại sẽ khiến bé càng khóc to hơn những lần sau vì bé nghĩ: Khóc bố mẹ sẽ quay lại. Với những bạn này bố mẹ hãy tranh thủ trao đổi với cô qua điện thoại hoặc vào giờ chiều.

72377058_2686721651352524_1550429515354734592_o


6. Thu xếp thời gian đón con
Cha mẹ hãy cố gắng thu xếp thời gian để đón con sớm hơn thường ngày một chút, tranh thủ trao đổi với giáo viên hoặc cho trẻ được ở lại chơi trong sân trường. Điều này giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn khi ở trường.  

72407525_2686525621372127_3535351193821773824_o


7. Tạo thói quen sinh hoạt tích cực khi ở nhà
Trẻ sẽ mè nheo, khóc lóc và không thích tới lớp khi còn buồn ngủ, mệt mỏi  vậy nên cha mẹ hãy luôn duy trì thói quen sinh hoạt tích cực cho trẻ khi ở nhà như: ngủ sớm, không xem máy tính, Ipad quá lâu. Điều này sẽ giúp trẻ có sẵn sàng hơn mỗi sáng trước khi đi học.
 
yes Với cô giáo:
Trẻ ở với cô giáo cả một ngày từ sáng tới chiều nên vai trò của giáo viên cũng rất quan trọng để giúp trẻ cảm thấy vui vẻ khi tới lớp.
1. Gợi sự thích thú hào hứng cho trẻ
Vào thời gian cuối năm các cô giáo có thể trò chuyện cùng trẻ về việc chuyển lớp như một cơ hội trải nghiệm những điều thú vị. Là một mốc đánh dấu sự lớn khôn của con sau năm học vừa qua. Đừng bao giờ nói với trẻ rằng: Bé không ngoan sẽ bị chuyển sang lớp cô, cô B. Điều này sẽ in sâu vào tâm trí của trẻ và biết đâu năm tới cô A, cô B được phân công dạy trẻ thì sao?

82497496_2892077967483557_7524007967801212928_o


2. Tạo điều kiện giao lưu, làm quen
Cuối năm khi đã biết sự phân công của nhà trường các cô nên có các buổi giao lưu làm quen giữa trẻ và cô giáo mới, giữa trẻ và anh chị lớp lớn, đồng thời cho trẻ được làm quen với môi trường lớp mới.

3. Chủ động tìm hiểu trẻ
Giáo viên mới nên chủ động trao đổi với giáo viên cũ về tình hình nhận thức, tình cảm, sức khỏe của trẻ, nhất là một số trẻ đặc biệt như: nhút nhát, khó ăn ngủ, hay bệnh tật, dị ứng…. Qua đây giúp cô có được những thông tin cơ bản về trẻ.

80750549_2851857831505571_6228547738569539584_o


4. Đừng cố lôi kéo tách trẻ ra khỏi cha mẹ khi trẻ đang khóc
Khi cô lôi kéo để tách trẻ ra khỏi vòng tay của bố mẹ sẽ khiến trẻ có những ấn tượng không tốt về cô. Hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng “ lôi kéo ” trẻ vào lớp bằng những hoạt động thú vị cô đưa ra. Trường hợp đặc biệt cô có thể nhờ cô giáo cũ đón trẻ từ bố mẹ rồi đưa trẻ vào lớp sau khi bố mẹ đi rồi. Với trẻ việc chia tay cô giáo cũ để vào lớp dễ hơn việc chia tay bố mẹ để vào lớp.

5. Tạo môi trường và tổ chức các hoạt động hấp dẫn
Môi trường lớp đẹp và các hoạt động mới lạ, hấp dẫn sẽ giúp cô tạo ấn tượng tốt với trẻ. Qua các hoạt động này cô đưa trẻ vào nề nếp lớp học. Tránh sự nóng vội, cứng nhắc sẽ khiến trẻ sợ cô mà không thích tới lớp.

80722094_2845262008831820_609726266148388864_o


Với những kĩ năng sư phạm, sự tâm huyết, quan tâm của cô và sự phối hợp của bố mẹ con sẽ mau chóng quen với môi trường mới. Mong rằng với những gợi ý trên thì mỗi ngày đến trường với con sẽ là một ngày vui ngay cả khi trong giai đoạn chuyển lớp.
Xem thêm: 
Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi 
Test trắc nghiệm trầm cảm

 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ TUỔI LÊN 3 VÀ BIỆN PHÁP GIÚP CON PHÁT TRIỂN TÍCH CỰC 05/03/2020
NGUYÊN TẮC DÙNG ĐIỀU HÒA CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH 05/03/2020
DẠY CON KỸ NĂNG KIỀM CHẾ CẢM XÚC BẢN THÂN, LÀM CHỦ CHÍNH MÌNH 04/03/2020
BÍ QUYẾT NUÔI DẠY TRẺ THÀNH NGƯỜI HẠNH PHÚC 04/03/2020
6 ĐỪNG & 4 HÃY KHI LÀM CHA MẸ 04/03/2020
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ 2 - 5 TUỔI VÀ TUYỆT CHIÊU CHẾ NGỰ NHỮNG NỔI LOẠN VÀ KHỦNG HOẢNG CỦA CON 03/03/2020
KHI CON PHẠM LỖI, THAY VÌ ĐÁNH MẮNG HÃY HỎI CON 8 CÂU NÀY 02/03/2020
MÓN QUÀ KỲ DIỆU BỐ MẸ DÀNH CHO CON MANG TÊN ''10 PHÚT'' 02/03/2020
LÀM SAO KHI BÉ KHÔNG CHỊU CHIA SẺ VỚI NGƯỜI KHÁC 22/02/2020

TRƯỜNG MẦM NON ĐẤT VIỆT THÔNG TIN THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Khu Hương Trầm - Phường Dữu Lâu - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Email: info@vietlandschool.edu.vn
  

ĐIỆN THOẠI:
0210 386 2345
0962 928 938
  

TRƯỜNG MẦM NON ĐẤT VIỆT
Địa chỉ: Khu Hương Trầm - Phường Dữu Lâu - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Email: 
info@vietlandschool.edu.vn
Điện thoại: 0210 386 2345 - 0962 928 938

02 Tháng Mười Một 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by VietLandSchool | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin