0210.386.2345 - 0962.928.938 Đường Hoàng Quốc Việt cạnh ngã tư Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ mndatviet.pgdviettri@gmail.com


GÓC PHỤ HUYNH

DẠY CON KỸ NĂNG KIỀM CHẾ CẢM XÚC BẢN THÂN, LÀM CHỦ CHÍNH MÌNH
04 Tháng Ba 2020 :: 5:17 CH :: 1117 Views :: 0 Comments

Có thể trong cuộc sống, chứng kiến phản ứng thái quá của con nhiều bậc phụ huynh đã phải thốt lên câu hỏi rằng: “Làm sao để dạy trẻ cách kiểm soát bản thân mình?” Bài viết sẽ chia sẻ đến bậc cha mẹ phương pháp dạy con kỹ năng kiềm chế cảm xúc, làm chủ chính mình.

1. Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc

 
 (ảnh Vietland School)

Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc
Điều đầu tiên bố mẹ cần trang bị cho con là các kiến thức về các trạng thái cảm xúc khác nhau như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Từ đó bố mẹ dạy con cách ứng xử với từng tình huống, từng cung bậc cảm xúc, biết cách điều tiết khi những cảm xúc này thể hiện thái quá.
Tự kiểm soát có thể được phát triển thông qua rèn luyện, vậy nên những đứa trẻ được trao nhiều cơ hội tự quyết định hơn sẽ có được lợi thế hơn.
Khả năng tự kiểm soát khác nhau ở từng đứa trẻ, nhưng con đường hoàn thiện kỹ năng tự kiểm soát thì lại rất đơn giản: Càng luyện tập tự kiểm soát, chúng ta càng tự kiểm soát tốt hơn.
Điều này có nghĩa rằng việc bị so sánh với những người làm tốt hơn (kiểu con nhà người ta), hoặc nhắc lại những thất bại trong những nhiệm vụ quá khó có thể làm cho đứa trẻ cảm thấy tự ti hoặc không muốn cố gắng thêm nữa.
Một điều quan trọng cần lưu ý rằng kiểu luyện tập này không phải là học cách tuân theo những quy tắc để làm vừa lòng người khác hay để khỏi bị phạt. Tự kiểm soát suy cho cùng là học cách kiểm soát ham muốn bản thân để đạt được mục tiêu.
2. Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận
Khả năng chịu đựng kém có thể gây ra những bất đồng, xung đột không đáng có. Hãy dạy trẻ khả năng biết kìm chế cơn giận của mình một cách lành mạnh. Ví dụ hít thở thật sâu, đi bộ xung quanh nhà… để giải toả giận dữ, thậm chí có thể tạo ra một số công cụ giúp trẻ thư giãn. Điều này dạy cho con của bạn thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ theo những cách lành mạnh, không gây tổn thương.
Giúp con lắng dịu. Một số trẻ bình tĩnh bình tĩnh hơn khi bé có thể ở một nơi an toàn, yên tĩnh. Đây không phải là trừng phạt. Đó chỉ là giúp trẻ học cách xoa dịu bản thân và lấy lại sự kiểm soát. Khi con của bạn lấy lại được trạng thái bình thường, hãy nói cho con biết rõ con đã làm rất rất tốt trong việc kiểm soát cảm xúc của mình, thông qua sự bình tĩnh của con.
3. Cha mẹ làm gương cho con



Cha mẹ là hình mẫu trong việc tự kiểm soát cảm xúc của mình
Thật dễ hiểu rằng một đứa trẻ có thể sao chép lại hoàn toàn lối sống của chính cha mẹ chúng. Người xưa cũng có câu: “con nhà công không giống lông thì cũng giống cánh” để nói về điều này.
Cha mẹ là hình mẫu trong việc tự kiểm soát cảm xúc của mình, thay vì chống lại “cơn giận dữ” như hét lên, cáu giận… cha mẹ nên dành thời gian để tự làm mình bình tĩnh lại. Bởi trẻ sẽ học được từ chính cha mẹ. Khi chúng ta hét lên, trẻ cũng sẽ học cách hét lên. Khi chúng ta nói chuyện bằng giọng tôn trọng thì chúng cũng học cách nói tôn trọng.
Bất cứ khi nào, cha mẹ đều làm tấm gương trước các con để tự ngăn bản thân khỏi những hành động khi tức giận như thế nào, con bạn sẽ học được nguyên tắc cảm xúc đó.
4. Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận
Thi thoảng những đứa trẻ sẽ làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có tác dụng. Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn.
Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.
5. Khuyến khích trẻ đọc sách




 (ảnh Vietland School)

Khuyến khích trẻ đọc sách
Cha mẹ tạo cho trẻ thói quen đọc sách, những cuốn sách có chủ đề tương tự về kiểm soát cảm xúc bản thân, làm chủ chính mình.

Đọc sách cung cấp kiến thức giúp trẻ tự trau dồi bản thân. Chính cốt truyện, những hành động của nhân vật… trong sách sẽ khiến trẻ ghi nhớ và có cách xử lý khi gặp tình huống tương tự.


 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ TUỔI LÊN 3 VÀ BIỆN PHÁP GIÚP CON PHÁT TRIỂN TÍCH CỰC 05/03/2020
NGUYÊN TẮC DÙNG ĐIỀU HÒA CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH 05/03/2020
TRẺ MẪU GIÁO CHUYỂN LỚP CẦN ĐIỀU GÌ NHẤT - BỐ MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA? 05/03/2020
BÍ QUYẾT NUÔI DẠY TRẺ THÀNH NGƯỜI HẠNH PHÚC 04/03/2020
6 ĐỪNG & 4 HÃY KHI LÀM CHA MẸ 04/03/2020
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ 2 - 5 TUỔI VÀ TUYỆT CHIÊU CHẾ NGỰ NHỮNG NỔI LOẠN VÀ KHỦNG HOẢNG CỦA CON 03/03/2020
KHI CON PHẠM LỖI, THAY VÌ ĐÁNH MẮNG HÃY HỎI CON 8 CÂU NÀY 02/03/2020
MÓN QUÀ KỲ DIỆU BỐ MẸ DÀNH CHO CON MANG TÊN ''10 PHÚT'' 02/03/2020
LÀM SAO KHI BÉ KHÔNG CHỊU CHIA SẺ VỚI NGƯỜI KHÁC 22/02/2020

TRƯỜNG MẦM NON ĐẤT VIỆT THÔNG TIN THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Khu Hương Trầm - Phường Dữu Lâu - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Email: info@vietlandschool.edu.vn
  

ĐIỆN THOẠI:
0210 386 2345
0962 928 938
  

TRƯỜNG MẦM NON ĐẤT VIỆT
Địa chỉ: Khu Hương Trầm - Phường Dữu Lâu - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Email: 
info@vietlandschool.edu.vn
Điện thoại: 0210 386 2345 - 0962 928 938

02 Tháng Năm 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by VietLandSchool | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin