
Toán học là khái niệm trừu tượng nhất mà bộ não phải tư duy. Những con số không thể tự định nghĩa được mình mà đều do trí tuệ của con người định nghĩa thông qua quá trình học tập và trải nghiệm. Sẽ thật tuyệt vời nếu một đứa trẻ có niềm hứng thú với Toán học ngay từ khi còn nhỏ. Một khi con đã làm quen và hứng thú với việc đếm số từ 1- 10, có thể cho con làm quen với chương trình toán học Montessori.

Các khái niệm toán học theo phương pháp Montessori sẽ được giới thiệu với trẻ thông qua các giáo cụ, trẻ thẩm thấu thông qua các bài tập từ hết sức cụ thể cho đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp. Trẻ sẽ được học về quy trình trước, sau đó mới đến các dữ kiện. Tính trật tự, kỹ năng phối hợp tai mắt và quan trọng nhất là tính độc lập trẻ đạt được khi trải nghiệm với các giáo cụ là đích đến.
Xem thêm: Nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc
Chỉ số đường huyết sau ăn
Phân nhóm giáo cụ toán học Montessori:
Nhóm 1: Giới thiệu 1- 10, thông qua đó trẻ học đếm và hiểu bản chất về lượng. Trẻ hiểu rõ về lượng thông qua bộ gậy số, liên kết với lượng khi kết hợp thẻ số với gậy số. Trẻ dần dần hiểu được trình tự số tự nhiên. Hộp que đếm, số thẻ và chấm đỏ, thang chuỗi hạt màu và các hoạt động mà giáo viên đưa vào nhằm củng cố khái niệm số tự nhiên 1 – 10.

Nhóm 2: Giới thiệu hệ thống số thập phân, sử dụng bộ hạt vàng đồng. Trẻ sẽ làm quen với các thuật ngữ toán học: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm và hàng nghìn. Mỗi khái niệm được cụ thể hóa với trẻ thông qua bộ hạt màu. Trẻ được thực hiện các bài tập lớn, hình thành các con số lớn.

Nhóm 3: Giới thiệu với trẻ các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, sử dụng trọn bộ hạt. Trẻ thẩm thấu các khái niệm thông qua trò chơi ngân hàng ( bank game) và tiếp tục học các phép toán qua trò chơi với tem số ( stamp game).

Nhóm 4: Trẻ đếm nhảy số. Bộ bảng hàng chục (teen board) được sử dụng để giới thiệu lượng và thực hiện các bài tập liên kết với lượng. Bảng 100 ( One hundred board) và các chuỗi hạt màu giúp trẻ thuần thục trình tự các con từ số 1- 100, khái niệm nhảy: 5, 10, 15,20….

Nhóm 5: Bao gồm các hoạt động với các giáo cụ trừu tượng hơn các phép toán với bảng tính cộng, trừ, nhân, chia, trò chơi con rắn và các bộ phân số.

Cô giáo sẽ giới thiệu với trẻ từng giáo cụ theo từng giai đoạn độ tuổi hay khả năng của trẻ sẽ cho phép trẻ thể hiện sự tiến bộ của mình qua các giáo cụ. Cần đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự này, lập bảng theo dõi tiến bộ, cho con thực hành thuần thục, mỗi bước mới có thể tiếp tục với bước tiếp theo. Việc bỏ sót bất kỳ bước căn bản nào đều có thể tạo lỗ hổng nền tảng cho bước tiếp theo. Mức độ khó, dễ không phù hợp có thế làm con mất hứng thú với hoạt động này.

Từ 2,5 -4 tuổi có thể giới thiệu nhóm giáo cụ 1 và 2. Từ 4 – 6 tuổi mới giới thiệu vào nhóm 3, 4 và 5.
Xem thêm: Trang trí môi trường ngoài lớp học mầm non